Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

THỰC HƯ CHUYỆN NGƯỜI SỐNG HƯỞNG TIỀN MAI TÁNG PHÍ? NAM PHÚC - NAM ĐÀN - NGHỆ AN

Vui buồn, Huân - Huy chương
Uống nước nhờ nguồn
Cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta đã đi xa  nhưng dư âm của bom đạn tàn khốc ngày nào còn đó, còn đó cả nổi đau trong lòng người Việt. Thực hiện lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống giắc ngoại xâm của Bác, toàn thể dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng dậy dưới ngọn cờ của Đảng, với phương châm “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người - Xe chưa qua nhà không tiếc - Tất cả cho tiền tuyến...” trong số đó có bà con, cô bác, họ hàng, làng xóm xã Nam Phúc - Nam Đàn - Nghệ An, chúng tôi.
Ngồi nghe chuyện kể những năm chống Mĩ, ở xã nhà mà không ai cầm nỗi nước mắt tang thương và căm phẫn ngày nào, dẫu rằng thời gian đã trôi qua gần ½ thế kỷ; Chuyện rằng: trong những năm chống Mĩ, cùng với cả nước trai, gái trong làng nô nức tòng quân xung trận diệt giặc, để lại hậu phương cho người già và con trẻ, thế rồi làng quê yên bình trở thành bãi chiến trường tang thương do bom B52, và bom bi của Mĩ, vì dân làng nơi đây trở thành nơi nuôi dưỡng những đoàn quân từ Bắc vào Nam chiến đấu, bị Mĩ phát hiện và chúng ném bom làm cháy và phá hủy nhiều nhà và giết chết.....người, có một quả bom rơi trung vào một hầm của ba bốn người đang ngồi trồn ở dưới, bom nổ làm tan tác cả mấy người phải mấy máy ngày sau mới tìm được các bộ phận của cơ thể để chôn cất, chôn cất rồi lại còn phát hiện ra một phần ruột dang troe trên ngọn cây tre dân làng lại lấy xuống đem chôn cất cho người xấu số. Trong cuộc chiến đó không ai nghĩ rằng hòa bình lập lại sẽ được Đảng và Nhà nước tặng Huân - Huy chương và tiền thưởng. Đến năm 1998 Đảng và Nhà nước tặng Huân - Huy chương và thưởng tiền cho các hộ gia đình đã có công với Nước trong đó cũng có những hộ trong làng xã chúng tôi và các xã lân cận, niềm vui lẫn lộn với nỗi đau mất mát trong chiến tranh ngày nào, nay người dân quê tôi nghe tin được Đảng và Nhà nước tặng Huân - Huy chương và tiền thưởng ai nấy đều tự an ủi là đã có công với Nước nay được Đảng và Nhà nước trả công: (Tặng thưởng Huân - Huy chương).
Câm phẫn giặc Mĩ 10 chưa nguôi nay người dân lại câm phẫn vì cán bộ chính sách xã nhà 100 - 0000.
Không hiểu chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc tặng Huân - Huy chương và tiền thưởng cho người có công vơi Nước, thủ tục hồ sơ như thế nào? Mà năm 1998 mỗ hộ gia đình để được Đảng và Nhà nước tặng Huân - Huy chương và tiền thưởng phải nạp 40ngàn đồng cho cán bộ chính sách của xã.
Thế rồi Huy - Huân chương cũng về với người dân nơi thông quê nghèo khổ, quanh năm lam lũ, chỉ biết bán lưng cho trời, bán mặt cho đất, ai nấy đều mừng và háo hức chờ đợi để được nhận tiền thưởng (1 triệu đồng) của Đảng và Nhà nước tặng Huân - Huy, nhưng rồi chờ mãi, chờ mãi cho tới nay đã 15 năm rồi mà có nhiều người vẫn chưa được nhận, số tiền tuy không lớn lớn so với những người giàu có và quan tham, nhưng đôi với người dân nơi đây thì cr một năm lao động cật lực cũng không tích góp được số tiền như vậy!
Huy - Huân chương về với người dân đã lâu, nhưng những sai sót trong Huy - Huân chưng có nhiều người cũng không để ý, không biết sai, sốt. Có để ý biết sai nhưng xin được sửa đổi cũng không ai sửa đổi cho dân, một phần do trình độ dân trí, một phần do trách nhiệm của cán bộ chính sách các cấp. Dẫn đến thiệt thòi là người dân phải chịu.
Đồng tiền xương máu của dân
Năm 2011 tiền Huy - Huân chương cũng về “nhỏ giọt” với một số hộ dân, và có tin là nhờ Công an huyện Nam Đàn về điều tra nên cán bộ chính sách xã mới chi trả cho dân, nhưng cũng chi trả “vụng trộm”, trả cho những ai có người có hiểu biết, người hay nói, hay đấu tranh, thậm chí có cả những người không có quyết định, không có Huy - Huân chương nhưng vì hay đấu tranh, phát biểu trong các cuộc họp cũng được nhận tiền (phát, trao là nhận), không có sổ sách ghi, ký nhận...
Đồng tiền đi liền mạng người
Chưa chết; khai chết để nhận tiền mai táng phí của Đảng và Nhà nước (người “chết” và thân nhân không nhận được) ai nhận thì lại không có ai điều tra (ở xóm 8 Nam Phúc - Nam Đàn). Ông Hoàng Viết Thiện xóm 5, bà Hoàng Thị Tứ xóm 8 đang còn sống có Huy - Huân chương, chưa nhận tiền nhưng trong sổ ký nhận đã có ai đó ký mạo danh, mạo nhận tiền luôn thể. Trường hợp ở xóm 1 gia đình chủ nhân của Huy - Huân chương đã di cư vào Đắc Lắc từ lâu nhưng cũng có ai đó đã mạo danh ký tên và nhận tiền thưởng Huy - Huân chương.
Đặc biệt hơn:
- Bố, mẹ của ông: Lê Văn Chánh ở xóm 5 chưa đựợc truy tặng Huy - Huân chương, bản thân ông Chánh cũng một số ngừời khác chưa được NN tặng HHC nhưng đã được nhận têền HHC 1 triệu đồng.
Những điều bất công, trớ trêu nói trên không phải không ai biết, nhưng phần thì cả nể người làng, người xã,  phần thì trình độ nhận thức, né tránh, sợ hãi nên không giám đấu tranh, hay viết đơn, thư tố giác gửi các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết, có đấu tranh cũng chỉ đấu tranh ở cấp xã, rồi cũng chỉ dừng ở cấp xã. Kể cả công an huyện Nam Đan đã về điều tra đên nay kết quả điều tra, thực hư như thế nào cũng không ai được biết.
Một phần vụ việc nêu trên nay UBND Tỉnh Nghệ An đang giao cho UBND huyện Nam Đàn thanh tra ra soát làm rõ và báo cáo cho Chủ tịch UBND tỉnh và công dân có đơn tố giác rõ trước ngày 30/4/2012. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét